Giáo huấn
1
Sau đây là lời của Thầy, con trai Đa-vít, vua tại Giê-ru-sa-lem.
 
Thầy nói,
“Vô ích! Vô ích!
Hoàn toàn vô nghĩa!
Mọi sự đều vô ích* Vô ích … vô ích Nguyên văn Hê-bơ-rơ là “hơi nước hay hơi thở.” Nghĩa là “những gì trống rỗng, vô dụng, hay phí thì giờ.”.”
Người ta lao khổ trên đời nầy trên đời nầy Nguyên văn, “ở dưới mặt trời.” Xem các câu 9, 13. để làm gì?
Mọi việc chẳng bao giờ thay đổi
Người ta sống, rồi chết,
nhưng đất vẫn còn mãi vô tận.
Mặt trời mọc, mặt trời lặn,
rồi nó vội vàng chạy trở về nơi nó mọc.
Gió thổi về hướng Nam;
xong quay sang hướng Bắc.
Rồi xoay vần trở lại,
theo chu kỳ cũ nhưng chẳng đi tới đâu.
Mọi sông đều đổ vào biển,
nhưng biển không bao giờ đầy.
Mọi việc ấy khiến người ta mỏi mệt,
đến nỗi không ai muốn nhắc tới không ai muốn nhắc tới Hay “ngôn ngữ không thể nào diễn tả hết mọi điều.” Nguyên văn, “Ngôn ngữ rất yếu ớt.” nữa.
Chuyện nghe rồi lại nghe lần nữa,
tai không hề nhàm nghe,
mắt không hề chán ngó.
Việc gì cũng diễn tiến giống y như lúc ban đầu.
Việc gì đã xảy ra rồi lại cũng sẽ xảy ra nữa.
Dưới đất nầy chẳng có gì mới lạ.
10 Có người nói, “Kìa! Cái nầy mới,”
nhưng thực ra đã có từ lâu rồi.
Có trước khi chúng ta sinh ra nữa.
11 Người ta chẳng nhớ lại việc xảy ra đời xưa,
người thời tương lai cũng không nhớ chuyện hiện đang xảy ra.
Tương lai sau nầy cũng chẳng ai nhớ người thời trước đã làm gì.
Khôn ngoan có mang lại hạnh phúc không?
12 Ta là Thầy, đã là vua trên Ít-ra-en tại Giê-ru-sa-lem. 13 Ta quyết định dùng sự khôn ngoan mình để tìm hiểu mọi chuyện xảy ra trên đất. Nỗ lực ấy là một mối bận tâm mà Thượng Đế trao cho loài người. 14 Ta nhìn mọi sự việc trên đời và thấy việc nào cũng vô ích, giống như đuổi theo mây gió§ đuổi theo mây gió Hay “làm cho tinh thần bấn loạn.” Trong tiếng Hê-bơ-rơ chữ “bấn loạn” cũng có nghĩa “thèm muốn,” còn chữ “tinh thần” cũng có nghĩa là “gió.” Xem câu 17..
 
15 Việc gì cong quẹo,
không thể làm cho ngay được.
Vật gì khiếm khuyết,
không thể bảo là đầy đủ được.
 
16 Ta tự nhủ, “Ta đã trở nên khôn ngoan và hiện nay ta khôn hơn những người trị vì trước ta tại Giê-ru-sa-lem. Ta rõ sự khôn ngoan và hiểu biết là gì.”
17 Cho nên ta quyết chí đi tìm khôn ngoan và hiểu biết đồng thời tìm sự ngu xuẩn, nhưng ta thấy rốt cuộc chẳng khác nào chạy theo mây khói.
 
18 Càng khôn ngoan càng bực dọc nhiều;
người càng hiểu biết càng chuốc thêm đau khổ.

*1:2: Vô ích … vô ích Nguyên văn Hê-bơ-rơ là “hơi nước hay hơi thở.” Nghĩa là “những gì trống rỗng, vô dụng, hay phí thì giờ.”

1:3: trên đời nầy Nguyên văn, “ở dưới mặt trời.” Xem các câu 9, 13.

1:8: không ai muốn nhắc tới Hay “ngôn ngữ không thể nào diễn tả hết mọi điều.” Nguyên văn, “Ngôn ngữ rất yếu ớt.”

§1:14: đuổi theo mây gió Hay “làm cho tinh thần bấn loạn.” Trong tiếng Hê-bơ-rơ chữ “bấn loạn” cũng có nghĩa “thèm muốn,” còn chữ “tinh thần” cũng có nghĩa là “gió.” Xem câu 17.